Tư duy ‘càng nhiều tính năng, càng tốt’ là căn nguyên dẫn đến đánh giá sai khi tạo ra sản phẩm, cũng là lý do rất nhiều người thông minh, sáng dạ tạo ra những sản phẩm tồi (ví như nhiều dự án mã nguồn mở).
‘Less is more’, ít hoá nhiều. Đây là châm ngôn của những người theo chủ nghĩa tối giản và nó cũng tương đồng với tư duy làm sản phẩm hiện đại.
Bốn tài liệu tiêu biểu trong lý thuyết quản trị sản phẩm “Working Backwards” xuất phát từ Amazon:
Thông cáo báo chí: Sản phẩm làm gì, và tại sao nó tồn tại
FAQ – Các câu hỏi thường gặp: người đọc sẽ đặt những câu hỏi gì sau khi đọc TCBC
Bản mô tả trải nghiệm khách hàng: khách hàng sẽ thấy và cảm nhận gì khi họ sử dụng sản phẩm, kèm theo các mockup liên quan để bổ trợ cho ngữ cảnh
Hướng dẫn sử dụng: người dùng sẽ đọc gì khi họ cần hiểu cách sử dụng sản phẩm
Trong đó, quan trọng nhất là Thông cáo báo chí (PR – Press release), thường dài tối đa 1,5 trang. Đây chính là kim chỉ nam, chuẩn mực của sản phẩm. Các thành viên liên quan đều có thể quay lại tham khảo trong quá trình phát triển sản phẩm.
Tôi nhận ra rằng việc quản lý các chương trình marketing, promotion cũng có thể áp dụng cách quản lý tài liệu dạng work backward này được, một cách kết hợp khá hay và nên được dùng nhiều hơn.
Một trong những lãnh vực phát triển nhanh trong ngành NFT chính là các dự án NFT liên quan đến âm nhạc.
Ngoài mặt, mô hình đơn giản nhất của NFT trong âm nhạc là phiên bản blockchain của iTunes, nghĩa là bạn dùng blockchain hay crypto để mua mấy bài hát. Nhưng tương tự như trên iTunes hay Zingmp3, bạn chỉ mua quyền nghe nhạc, chứ không thật sự sở hữu những bài hát này. Trái lại, NFT âm nhạc ngoài cho phép mọi người nghe những bài hát còn giúp họ ‘sở hữu’ file âm thanh đó thông qua NFT.
Nếu Google tập trung đi đầu trong đổi mới sáng tạo, Apple lại không để ý đến việc dẫn đầu.
Apple muốn nâng sự sáng tạo lên một tầm mới bằng cách đảm bảo các công nghệ mới luôn hoạt động hoàn hảo và mượt mà trên nhiều dòng thiết bị của họ.
Cũng như điều hành một công ty, nó sẽ quyết định việc bạn tập trung vào vấn đề gì trong chiến lược kinh doanh. Trọng tâm của Apple trong đổi mới sáng tạo là đảm bảo tích hợp hoàn thiện công nghệ mới vào hệ sinh thái của Apple.
Các team tại Google có thể sáng tạo không giới hạn vì họ thường hoạt động độc lập, và họ có thể làm việc mà không buộc phải giao tiếp nhiều với bộ phận khác. Họ sẽ thường tạo ra những tính năng mới tuyệt vời, tuy nhiên nó không giao tiếp với những thứ khác. Chính điều này làm trải nghiệm người dùng hụt hẫng.
Trong khi đó, Apple cũng có thể có những ý tưởng tương tự cùng lúc hay sớm hơn, rào cản của họ là buộc phải đảm bảo cho tính năng đó làm việc với cả hệ sinh thái hoặc tích hợp được vào nhiều thứ nhất có thể. Như vậy sự khác biệt không nằm ở chỗ tính năng của Apple có thể làm gì, mà là cách mà tính năng đó hoạt động trong hệ sinh thái của Apple.
Như ví dụ về tính năng Live Text trên iOS 15, khi bạn chụp hay nhận một bức ảnh có một dãy số điện thoại, bạn chỉ cần nhấn và giữ dãy số đó trên ảnh là có thể gọi điện ngay. Việc này bạn hoàn toàn có thể làm được với Google Lens cách đây vài năm, nhưng bạn cần phải mở app Google Lens, chọn quét tấm ảnh, copy rồi dán số điện thoại từ app qua phần gọi điện.
Cuối cùng, bạn chọn Apple hay Android thì phải coi bạn muốn trải nghiệm nào: Cực kỳ sáng tạo, mới mẻ, với tính năng tối tân hay là chậm một chút nhưng hoàn thiện và tích hợp hoàn hảo hệ sinh thái đi kèm.
thực hiện phỏng vấn người dùng và cho người dùng sử dụng thử sản phẩm
điều hành các cuộc design sprint
lên kế hoạch sản phẩm và sắp xếp ưu tiên tính năng
nghệ thuật phân bố nguồn lực
đánh giá thị trường
nắm rõ và truyền đạt chính xác yêu cầu từ kinh doanh sang kỹ thuật và ngược lại
đặt và điều chỉnh giá, xây dựng mô hình doanh thu
xác định và theo dõi các thông số quan trọng
Đây là những kĩ năng cơ bản mà một PM cần có, đa số các môn này nên được giảng dạy ở một trường đào tạo về Product Management. Hoặc được phát triển dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, tự học và được hướng dẫn trong môi trường làm sản phẩm chuyên nghiệp.
ACT SOLID là cụm từ viết tắt do team product Twitter tạo ra, đại diện cho các đội ngũ, bộ phận trong công ty có liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm. Trách nhiệm của Product Manager là xây dựng được quy trình nhằm diễn giải và hiện thực hoá được các ý tưởng, đóng góp ý phản hồi từ các bộ phận trên vào sản phẩm.
Analytics (Phân tích)
Communications (Truyền thông)
Trust and Safety: Tin cậy và An toàn, bộ phận đảm bảo sự an toàn cho người dùng, cũng như xây dựng niềm tin giữa người dùng với nền tảng, và giữa người dùng với nhau. Bảo vệ người dùng khỏi những hành vi xâm phạm và đảm bảo một môi trường lành mạnh khi hoạt động trên một nền tảng. Các công ty có bộ phận T&S thường là những công ty vận hành các nền tảng mà người dùng tương tác với nhau như: Airbnb, Twitter, eBay…
Support (Hỗ trợ)
Operations (Vận hành)
Legal (Pháp lý)
International (Quốc tế)
Design (Thiết kế)
Dùng ACT SOLID để có thể thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa nhiều mặt trong công ty với sản phẩm công nghệ mà họ đang xây dựng.
Act solid, tiếng Việt, còn có nghĩa là “Cùng hành động”, hay ‘hành động đồng nhất’ một hàm nghĩa hay trong product managment.