Chuyên mục
Product

Làm PM ở Startup hay Corporate?

Khi bắt đầu quãng đường làm PM, chắc sẽ có đôi lần bạn tự đặt câu hỏi:

Làm Product Manager ở Startup hay Corporate?

Cùng xem xét các yếu tố cơ bản để một Product Manager cần biết khi tìm một công ty phù hợp để đầu quân. 

Phân loại startup và công ty trưởng thành

Trước tiên cần phân loại các công ty công nghệ theo giai đoạn phát triển của công ty: startup và công ty đã trưởng thành.

Startup là những công ty mới khởi nghiệp, chưa đứng vững, ít người biết đến sản phẩm, và chưa có nhiều người dùng trung thành.

Công ty trưởng thành đã đứng vững trong ngành nhiều năm. Sản phẩm đã hoàn thiện, tài chính ổn định, có lượng lớn người dùng trung thành.

Làm Product Manager ở Startup

Bên cạnh các nhiệm vụ cơ bản như khám phá, xác định và xây dựng, PM có thể phải định giá sản phẩm, làm marketing, hỗ trợ khách hàng và đôi khi là bán hàng. Môi trường startup thường  bề bộn, không qui củ, và người PM phù hợp với startup sẽ dễ dàng hoạt động và tỏa sáng trong một môi trường mơ hồ, không ổn định; thường thay đổi định hướng.

Tình trạng của nhiều startup cũng được nhà đồng sáng lập của mạng xã hội LinkedIn, Reid Hoffman ví von:

Khởi nghiệp như là bạn đang nhảy xuống một vực sâu và cùng lúc đó thì vừa rơi, vừa lắp ráp một chiếc máy bay.

Reid Hoffman – Linkedin founder

Ưu

PM có cơ hội tiếp cận việc hoạch định chiến lược của công ty, làm việc trực tiếp với các lãnh đạo và điều hành, hoặc là thành viên trong đó. Những PM này thường có khả năng đương đầu nhiều rủi ro hơn và tạo tác động lớn hơn. Họ cũng có nhiều ảnh hưởng và vị thế đối với các nguồn lực trong công ty.

Khuyết

Môi trường thường không có người hướng dẫn, hay hình mẫu để học hỏi, cũng như là kinh nghiệm sẵn có. Người PM cần phải tự thân vận động để học hỏi, tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài. Công ty thường ít tiền, và PM thường không đủ kinh nghiệm để thành công nhiều việc được giao.

Làm PM ở công ty lớn, ổn định

Phạm vi làm việc của PM hẹp hơn và có người đảm trách những phần liên quan đến định giá, chiến lược thị trường… PM không đứng một mình, mà có hàng loạt PM đồng đội khác.

Ưu

PM ở các công ty lớn thường được đào tạo và hướng dẫn bài bản, cũng như có  sẵn các hình mẫu ở công ty. Ngoài ra là được học hỏi từ kinh nghiệm nội bộ và các tiêu chuẩn chung từ người đi trước. Do cộng tác chặt chẽ lâu dài với team kỹ thuật nên dễ tạo mối quan hệ tốt. Đây là một trong những mấu chốt tạo nên tác động tích cực lâu dài và thuận lợi phát triển sự nghiệp. Tại đây, sản phẩm đã đứng vững trong thị trường, với lượng người dùng trung thành lớn, các chỉ số hoạt động cơ bản cũng sẵn có, nên sẽ dễ làm việc hơn so với việc phải vừa làm vừa mò mẫm.

Khuyết 

PM thường ít được tiếp cận với chiến lược của công ty và cũng chỉ là một trong nhiều bộ phận lắng nghe ‘khách hàng’. Thỉnh thoảng dễ bị lạc lối trong hệ thống và quy trình; thường phải đụng chạm nhiều hơn về mặt chính trị cũng như kiểm soát ngân sách, nguồn lực chặt chẽ.

Quan hệ giữa người sáng lập, nhóm điều hành và PM.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định làm việc ở startup hay công ty lớn chính là mối quan hệ giữa những người sáng lập và quá trình phát triển sản phẩm cũng như PM.

Trong các công ty startup giai đoạn đầu, cần phải hiểu rõ ảnh hưởng của founder tới quy trình làm sản phẩm. Nếu họ tham gia quá sát sao, PM chỉ đóng vai trò phụ trợ, giúp hiện thực hóa ý tưởng của họ hoặc test sản phẩm, concept với khách hàng; thay vì tự tư duy và phát triển ý tưởng của riêng họ. Đây là điều thú vị đối với các PM thích đồng hành cùng với đội ngũ sáng lập và điều hành để phát triển sản phẩm. Nhưng với các PM  muốn tự chủ nhiều hơn trong định hướng sản phẩm, điều này rất khó chịu.

Ngoài ra, cần phải xem xét đến các yếu tố khác như: sản phẩm B2B, B2C, ngành nghề; đồng nghiệp, văn hóa công ty (đa dạng, bao dung, giờ giấc linh hoạt, làm remote) và tất nhiên là lương thưởng.

Vậy, là PM bạn sẽ chọn startup hay corporate?

2 trả lời trong “Làm PM ở Startup hay Corporate?”

Ở thời điểm bắt đầu, em sẽ chọn nơi có leader giỏi và corporate lớn. Nếu bén duyên với startup nhỏ thì vẫn nên chọn leader/ người sáng lập có kinh nghiệm và tầm nhìn. 🙂
Cảm ơn anh đã chia sẻ.

Anh thấy lựa chọn của Sheep rất hợp lý. Cho dù lựa chọn của mình có là tập đoàn/công ty lớn hay startup nhỏ, quan trọng nhất vẫn là mình được làm việc với những ai và tiềm năng của nó như thế nào. Và sẽ còn rất nhiều chuyện để kể về sau.

Đã từng đi qua 2 con đường thì anh cũng hiểu được phần nào, và các ưu khuyết điểm đó.

😀 Thank em đã bình luận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *