Chuyên mục
Product Web3

NFT Âm nhạc

Một trong những lãnh vực phát triển nhanh trong ngành NFT chính là các dự án NFT liên quan đến âm nhạc.

Ngoài mặt, mô hình đơn giản nhất của NFT trong âm nhạc là phiên bản blockchain của iTunes, nghĩa là bạn dùng blockchain hay crypto để mua mấy bài hát. Nhưng tương tự như trên iTunes hay Zingmp3, bạn chỉ mua quyền nghe nhạc, chứ không thật sự sở hữu những bài hát này. Trái lại, NFT âm nhạc ngoài cho phép mọi người nghe những bài hát còn giúp họ ‘sở hữu’ file âm thanh đó thông qua NFT.

Nhưng tại sao cần phải mua bản nhạc mà bạn chỉ cần nghe là đủ?

Lý do cũng tương tự như việc mua ảnh JPEG mà ai cũng có thể tải nhanh bằng một click chuột: giá trị hay đầu cơ về giá trị, mua rẻ bán đắt, sở hữu những món hàng độc, hiếm…

Nhiều người đổ tiền vào NFT vì họ tin rằng giá trị NFT đó sẽ tăng lên; cũng như lợi ích đến từ việc có được mối quan hệ với nghệ sĩ mà họ hâm mộ. Với những người khác, đó có thể là nguồn hỗ trợ tài chính dành cho nghệ sĩ mà họ tin sẽ sớm nổi tiếng. Nếu nghệ sĩ đó thành công, khoản đầu tư vào NFT âm nhạc của họ sẽ tăng nhanh chóng.

@Cooopahtroopa (Một KOL trong mảng NFT Music) ước tính rằng rapper Bajan (Haleek Maul) kiếm được khoảng 226 ngàn đô khi bán NFT âm nhạc trên Catalog, trong khi tiền kiếm được hàng năm trên Spotify của anh ta là $178. Maul cũng đã xác nhận với CoinDesk rằng mình kiếm được 81 ETH sau 5 đợt bán NFT trên Catalog, với tương đương khoảng $250.000 đô tại thời điểm đó.

Việc ứng dụng tiềm năng của NFT trong lĩnh vực âm nhạc, chủ yếu xoay quanh ý tưởng về việc mỗi nghệ sĩ chỉ cần 1000 fan trung thành ủng hộ là đủ, và NFT sẽ giúp nắm bắt ý tưởng này trong thời đại số. Như vậy phương thức kiếm tiền dựa trên quảng cáo và lượt view sẽ không còn hiệu lực trong mô hình này.

Các NFT âm nhạc có thể dùng để cung cấp vé tham gia các buổi nhạc hội, đi vào các khu vực giới hạn, gặp gỡ riêng nghệ sĩ. Cũng tuỳ vào ý muốn của người nghệ sĩ để xây dựng các chức năng cho NFT của họ.

Trừ khi chuẩn bị trước, các NFT âm nhạc thông thường không mang lại cho người sở hữu các khoản phí bản quyền và tác quyền, tương tự các NFT hình ảnh cũng không có những tính năng đó.

Các mô hình NFT âm nhạc cơ bản

Các chợ NFT âm nhạc

Mặc dù OpenSea cũng có hạng mục dành riêng cho NFT âm nhạc, nhiều nghệ sĩ vẫn muốn ra mắt trên những thị trường chuyên biệt cho nhạc.

Catalog (https://catalog.works/) là tay chơi chính trên thị trường NFT âm nhạc độc bản, còn gọi là 1/1 trong thế giới NFT. Được xây dựng trên Zora Protocol, đứng đằng sau đối thủ chính cùng tên của OpenSea. Vào thời điểm tháng 2/2021, các nghệ sĩ đã bán hơn 2 triệu đô la NFT âm nhạc trên Catalog.

Một vài nghệ sĩ lại thích ra mắt những ấn bản giới hạn thay vì độc bản 1/1, ví dụ như 10 NFT giới hạn cho một bản nhạc.

Một lựa chọn phổ biến khác là Sound.xyz, thường mở bán theo gói mỗi ngày để dành cho các nhà sưu tập và con buôn có thể đúc các NFT âm nhạc. Các NFT vừa đúc xong có thể bán ngay được trên các thị trường thứ cấp như OpenSea hay Rarible.

Một số dịch vụ phát hành NFT âm nhạc độc bản khác như Foundation (https://foundation.app/), Arpeggi (https://www.arpeggi.io/) và FormFunction (https://formfunction.xyz/).

Groovetime (https://www.groovetime.com/) tập trung vào các NFT nhạc và dance, HEAT lại là một nền tảng khác cũng vừa ra đời. BeatFoundry (https://beatfoundry.xyz/) lại cho phép đúc các bản nhạc sáng tác bằng máy, một loại hình âm nhạc kết hợp giữa người và máy học thông qua các thuật toán.

DAO – Hợp tác xã đầu tư NFT âm nhạc

Tương tự như các hợp tác xã chuyên về đầu tư trong thời đại mới, một vài DAO sẽ trao tặng các quỹ, học bổng cho các nghệ sĩ NFT.

MusicFund (https://musicfundnft.com/#faq) phát hành quyền thành viên thông qua NFT, những thành viên có thể biểu quyết mỗi tháng để quyên tặng ETH cho ba nhạc sĩ thông qua quỹ cộng đồng. Ba nghệ sĩ đứng đầu sẽ được nhận lần lượt 0,6 ETH, 0,25 ETH và 0,15 ETH.

Audius cũng tham gia sáng lập điều hành quỹ Audio Grant (https://mobile.twitter.com/audiogrants)

Các DAO thường nghiêng về hướng đầu tư. Noise DAO (https://noisedao.xyz/) khởi đầu với 65 thành viên sáng lập và cùng nhau đóng góp khoảng 1.720 ETH, nhiệm vụ chính là bồi dưỡng các nghệ sĩ NFT và đầu tư vào các NFT âm nhạc.

Một vài DAO hoạt động khá thú vị như Friends with Benefits (https://www.fwb.help/) tổ chức một buổi party cháy vé trong sự kiện NFT.NYC vào tháng 06/2021 với các khách mời như Caroline Polachek, Doss, Pussy Riot, Channel Tres…

NFT chia sẻ phí bản quyền âm nhạc

Thông thường, NFT âm nhạc chỉ chứng nhận quyền sở hữu on-chain của một tài sản số gắn liền với tập tin âm nhạc.

Một vài nền tảng đang cố gắng thực hiện cuộc cách mạng.

Royal (https://royal.io/) muốn giúp các nghệ sĩ tạo các NFT mang phí bản quyền, mà họ gọi là Limited Digital Asset, LDA, tạm dịch là các tài sản số giới hạn. LDA giúp chia sẻ doanh thu – có được từ việc phát trực tuyến – giữa những thành viên nắm giữ NFT.

Tháng 10/2021, 3LAU tạo ra bản LDA đầu tiên từ bài hát Worst Case cùng các ảnh minh hoạ trên OpenSea (https://opensea.io/collection/worst-case-by-3lau-royal). Những người nắm giữ NFT này sẽ nhận 50% phí bản quyền phát nhạc trực tuyến.

Opulous (https://opulous.org/) là nền tảng tích hợp phí bản quyền vào các NFT âm nhạc. Nó cho phép những người nắm token có thể nhận một phần bản quyền âm nhạc thông qua một bản thoả thuận với nghệ sĩ. Ngoài ra, các nghệ sĩ có thể vay DeFi dựa trên giá trị phí bản quyền mà họ có thể thu được trong vòng một năm. Nhà đầu tư DeFi có thể stake tài sản crypto để cấp vốn cho các nghệ sĩ và nhận lại lợi nhuận cao.

NFT video nhạc

Glass.xyz là một nền tảng mới nổi cho phép các nghệ sĩ/ngưới tạo nội dung mint các video của mình thành NFT và tải lên trên nền tảng. Nhưng việc phát hành các video NFT sẽ được biểu quyết bởi các thành viên của cộng đồng.

Nếu dự án thành công, NFT video ca nhạc có thể thay đổi mô hình kiếm tiền hiện tại của Web2, chủ yếu dựa trên quảng cáo và lượt view.

Tạm kết

NFT trong âm nhạc hiện tại vẫn còn cơ bản, và có rất nhiều usecase tiềm năng đi kèm với đó là các thách thức về mặt công nghệ, sản phẩm, cũng như mô hình. Việc trở thành builder, investor hay trader sẽ tuỳ vào mỗi cá nhân, tổ chức. DYOR.

Bình luận và trao đổi thêm bên dưới 👇.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *