Chuyên mục
Product

Các tài liệu quản trị sản phẩm theo Work Backward

Bốn tài liệu tiêu biểu trong lý thuyết quản trị sản phẩm “Working Backwards” xuất phát từ Amazon:

  1. Thông cáo báo chí: Sản phẩm làm gì, và tại sao nó tồn tại
  2. FAQ – Các câu hỏi thường gặp: người đọc sẽ đặt những câu hỏi gì sau khi đọc TCBC
  3. Bản mô tả trải nghiệm khách hàng: khách hàng sẽ thấy và cảm nhận gì khi họ sử dụng sản phẩm, kèm theo các mockup liên quan để bổ trợ cho ngữ cảnh
  4. Hướng dẫn sử dụng: người dùng sẽ đọc gì khi họ cần hiểu cách sử dụng sản phẩm

Trong đó, quan trọng nhất là Thông cáo báo chí (PR – Press release), thường dài tối đa 1,5 trang. Đây chính là kim chỉ nam, chuẩn mực của sản phẩm. Các thành viên liên quan đều có thể quay lại tham khảo trong quá trình phát triển sản phẩm.

Tôi nhận ra rằng việc quản lý các chương trình marketing, promotion cũng có thể áp dụng cách quản lý tài liệu dạng work backward này được, một cách kết hợp khá hay và nên được dùng nhiều hơn.

Chuyên mục
Web3

Khác biệt giữa cộng đồng Web3 với Web2

Một vài nhận xét về sự khác biệt giữa các cộng đồng và dự án web3 so với web2.

  • Cộng đồng web3 được đầu tư nhiều hơn. Vì các thành viên gắn bó với cộng đồng ngay từ đầu về khía cạnh kinh tế, và dự án của bạn chính là một “công ty niêm yết” ngay khi mới thành lập, các thành viên luôn muốn thấy được thành công của dự án mà họ đổ tiền vào. Cùng lúc đó, họ cũng đòi hỏi cao hơn nhiều! Họ luôn muốn chắc rằng các nhà sáng lập 1) không rời bỏ dự án; 2) có thể đủ tin tưởng, và khả năng để theo đuổi dự án lâu dài; 3) luôn để ý đến phản hồi của họ để xây dựng sản phẩm. Hãy luôn xem đó là các chuẩn mực và hiểu rằng bạn sẽ không làm hài lòng mọi người được.
  • Web3 không bao giờ ngủ. Nghĩa là, đôi lúc, bạn cũng không được ngủ. Các dự án cần hiểu rằng thị trường crypto là 24/7, 7 ngày mỗi tuần.
  • Web3 đồng nghĩa với hiện diện toàn cầu. “Mở rộng ra thị trường quốc tế” là ưu tiên của các công ty và cộng đồng web2. Trong web3, mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới. Quốc tế hoá, các kênh giao tiếp với tiếng bản địa và các ưu tiên mở rộng toàn cầu ngay từ những ngày đầu tiên.
  • Web3 hoạt động với tốc độ chóng mặt. Hệ quả là một thế giới web3 không bao giờ ngủ và dịch chuyển với tốc độ rất cao. Hiện tại là một thời điểm tương đối sớm với web3, luôn có cơ hội ở khắp mọi nơi và tiềm năng phát triển của các ý tưởng sáng tạo rất lớn. Nhiều người đang thử nghiệm và liên tục bức phá các giới hạn mỗi ngày.
  • Meme là đặc sản cuộc chơi. Các dự án tốt nhất là những dự án có meme thú vị nhất. Giới crypto thích thú với những meme và giúp lan tỏa các dự án có meme hài hước, chọc cười và dễ chia sẻ, có thể gọi là nhân tố Meme của dự án. Tốt nhất là dự án nên tuyển nhiều Meme-intern.
  • Đây là một sân chơi nhiều bên cùng có lợi. Với những vấn đề mà web2 xem như là yếu tố cạnh tranh, dự án web3 lại coi đó là những cơ hội hợp tác. Trong ngành NFT và crypto, bạn có thể thấy nhiều dự án tương tự nhau, nhưng đừng vội mà cay cú rồi tuyên chiến, cạnh tranh này nọ. Trên thực tế, có nhiều điểm tương đồng như vậy lại càng có cớ ăn mừng và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là cơ hội để hợp tác với các dự án có cùng tập người dùng và cùng nhau hiện thực hoá dự án. WAGMI.
Chuyên mục
Growth

Bạn dùng growth framework nào?

Có rất nhiều growth framework khác nhau, nhưng đa số đều là các biến thể của “chi phí, đầu tư, và kết quả mong đợi.” Việc nắm vững và vận dụng growth framework thể hiện khả năng làm việc và tư duy của một growth marketer.

Một mô hình tăng trưởng hay thử nghiệm growth căn bản được sắp xếp như sau:

Mục tiêu – Mục đích của thử nghiệm là gì?

Giả thiết – các giả thiết chính để thử nghiệm có thể thành công.

Thiết kế thử nghiệm – các bước bạn tưởng tượng để thử nghiệm thành công?

Chi phí ước tính – tiền, thời gian cho marketing, thời gian làm sản phẩm (rất quan trọng, vì bạn cần xác định có cần sự tham gia của dev hay designer không)

Kết quả mong đợi – các giả thiết về các chỉ số liên quan.

Điểm trực giác – trong thang điểm từ 1 tới 5 (5 là cao nhất), bạn tin thử nghiệm này đạt mấy điểm?

Kết quả – kết quả thực tế của các chỉ số liên quan.

Các nhận định – gạch đầu dòng các nhận định có được. Cụ thể.

Bước tiếp theo – các hoạt động có thể làm tiếp sau khi hoàn thành thử nghiệm.

Mô hình tăng trưởng là một khuôn mẫu để định hình các bước một growth marketer tiến hành các thử nghiệm của mình. Nếu một marketer không có một khuôn mẫu nhất định, bạn cũng không thể mong đợi họ sắp xếp các thử nghiệm một cách chính xác.

Một growth framework sẽ giúp marketer nắm được các bước thực nghiệm growth từ đầu tới cuối.

Chuyên mục
Product

Vì sao Apple luôn chậm đổi mới?

Bởi vì Apple chọn ưu tiên khác với đối thủ.

Nếu Google tập trung đi đầu trong đổi mới sáng tạo, Apple lại không để ý đến việc dẫn đầu.

Apple muốn nâng sự sáng tạo lên một tầm mới bằng cách đảm bảo các công nghệ mới luôn hoạt động hoàn hảo và mượt mà trên nhiều dòng thiết bị của họ.

Cũng như điều hành một công ty, nó sẽ quyết định việc bạn tập trung vào vấn đề gì trong chiến lược kinh doanh. Trọng tâm của Apple trong đổi mới sáng tạo là đảm bảo tích hợp hoàn thiện công nghệ mới vào hệ sinh thái của Apple.

Các team tại Google có thể sáng tạo không giới hạn vì họ thường hoạt động độc lập, và họ có thể làm việc mà không buộc phải giao tiếp nhiều với bộ phận khác. Họ sẽ thường tạo ra những tính năng mới tuyệt vời, tuy nhiên nó không giao tiếp với những thứ khác. Chính điều này làm trải nghiệm người dùng hụt hẫng.

Trong khi đó, Apple cũng có thể có những ý tưởng tương tự cùng lúc hay sớm hơn, rào cản của họ là buộc phải đảm bảo cho tính năng đó làm việc với cả hệ sinh thái hoặc tích hợp được vào nhiều thứ nhất có thể. Như vậy sự khác biệt không nằm ở chỗ tính năng của Apple có thể làm gì, mà là cách mà tính năng đó hoạt động trong hệ sinh thái của Apple.

Tính năng LiveText trong iOS 15

Như ví dụ về tính năng Live Text trên iOS 15, khi bạn chụp hay nhận một bức ảnh có một dãy số điện thoại, bạn chỉ cần nhấn và giữ dãy số đó trên ảnh là có thể gọi điện ngay. Việc này bạn hoàn toàn có thể làm được với Google Lens cách đây vài năm, nhưng bạn cần phải mở app Google Lens, chọn quét tấm ảnh, copy rồi dán số điện thoại từ app qua phần gọi điện.

Cuối cùng, bạn chọn Apple hay Android thì phải coi bạn muốn trải nghiệm nào: Cực kỳ sáng tạo, mới mẻ, với tính năng tối tân hay là chậm một chút nhưng hoàn thiện và tích hợp hoàn hảo hệ sinh thái đi kèm.

Chuyên mục
Kỹ năng

Bí quyết thành công khi viết CV giùm người khác

Mình hay được bạn bè, người quen nhờ làm CV hay resume. 

Do mình có nghiên cứu kỹ năng viết CV và cũng có một thời gian ngắn tuyển dụng số lượng lớn nhân viên, bạn hãy hình dung đọc mấy trăm hồ sơ giấy trong vài ngày. Còn kinh nghiệm thực tế thì quá trình tìm việc với CV của mình không nhiều, trừ lúc mới ra trường đánh bom rải thảm các công ty.

Có một điều đặc biệt là những người bạn nhờ mình tư vấn về CV đều là người giỏi, hoặc tài năng trong lĩnh vực của họ. Và họ không có thời gian nghiên cứu về hồ sơ công việc và cũng không giỏi trong khoản tự bán mình lắm. Vậy nên họ mới cần mình tư vấn và giúp đỡ.

Nhưng mình cũng có lần gặp tai nạn nghề nghiệp. Mình sẽ kể việc này vào dịp khác.

Từ đó về sau không nhận công khai làm CV cho ai nữa. Mà vẫn có nhiều bạn bè liên lạc nhờ hỗ trợ. Và rất may măn, khoảng 99% bạn được tư vấn đều nhận được việc tốt và là tầm ngắm của nhiều công ty.

Vậy bí quyết thành công khi viết đơn xin việc cho người khác là gì?

1. Hãy xem đây là cơ hội để hiểu rõ thêm về người bạn của mình. Và thật bất ngờ, dù là bạn thân nhưng cho đến khi đọc và nói chuyện thêm để hiểu về công việc của người đó, thì mới càng cảm phục và hâm mộ họ. Hiểu được một người bạn cả trong cuộc sống và công việc rất thú vị.

2. Tính phí viết CV thật đắt. Mấy bạn này đều là ứng viên tiềm năng, vừa giỏi, vừa giàu, mình hỗ trợ tốt thì các bạn làm càng nhanh có việc tốt và phù hợp. Chiêu này, mình học được từ Harvard đó. Tỉ lệ vào trường rất thấp, và tỉ lệ thành công khi ra trường rất cao, vì trường đã chọn các bạn nhà không giàu thì cũng cực giỏi, cơ hội ra đời thành công là rất lớn.

3. Áp dụng triết lý “so what” vào việc tư vấn và cả cuộc sống. Mỗi khi nói chuyện về công việc, bạn sẽ có xu hướng nói nhiều về thành công và những gì thấy hợp lý, đáng chú ý. Chỉ cần chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi “Thì sao?”, bạn đã có cơ hội nhìn lại và hiểu được điều nào thật sự là quan trọng trong những thành tích đó.

Còn các bí quyết  khác nữa, nhưng quan trọng là mùa dịch này có ai còn cần tư vấn CV nữa không?!

Hãy giũ sạch bụi hồ sơ công việc của mình, vì bạn sẽ không biết được khi nào thời điểm đó sẽ đến đâu!

Note này sẽ được nhiều sếp để ý vì có ý đồ xúi bẩy nhân viên của họ làm điều phản nghịch, và mấy sếp đừng lo đây chính là cơ hội cho cả hai bên nhìn lại những gì mình đã làm.

Chuyên mục
Product

Kỹ năng cốt lõi của Product Manager

Một PM cần có những năng lực lõi:

  • thực hiện phỏng vấn người dùng và cho người dùng sử dụng thử sản phẩm
  • điều hành các cuộc design sprint
  • lên kế hoạch sản phẩm và sắp xếp ưu tiên tính năng
  • nghệ thuật phân bố nguồn lực
  • đánh giá thị trường
  • nắm rõ và truyền đạt chính xác yêu cầu từ kinh doanh sang kỹ thuật và ngược lại
  • đặt và điều chỉnh giá, xây dựng mô hình doanh thu
  • xác định và theo dõi các thông số quan trọng

Đây là những kĩ năng cơ bản mà một PM cần có, đa số các môn này nên được giảng dạy ở một trường đào tạo về Product Management. Hoặc được phát triển dựa vào nhiều năm kinh nghiệm, tự học và được hướng dẫn trong môi trường làm sản phẩm chuyên nghiệp.

Chuyên mục
Cuộc sống

Manhattan Kaboul

Em gái nhỏ Afghan. Ảnh tìm được trên Genius.

Theo mình Manhattan Kaboul là bài hát hay nhất về chiến tranh trong thế kỷ XXI. Và nó lại là bài hát liên quan đến Mỹ và Afghanistan.

Ngày hôm nay, nhìn thấy hình ảnh trực thăng Mỹ tháo chạy ở Afghanistan, mình lại nhớ đến bài hát này. Trùng hợp sao nó lại giống hình ảnh ở Việt Nam 1975.

Và cũng nhớ đến những lần truyền thông đưa tin về Ta li băng, những kẻ phiến quân, điên cuồng…

Sau tất cả, chỉ là câu chuyện xung đột về ý thức hệ, dân chủ, chiến tranh, viện trợ, địa chính trị, lợi ích quốc gia… và những người dân mắc kẹt ở giữa.

Không biết gần 50 năm trước, có một thằng nào đó, ở một nước nào đó cũng lên mạng xã hội và bồi hồi tư tưởng về số phận của những người dân của một nước kém văn minh, đói khổ, và lầm lạc vì chiến tranh không.

Hãy nhìn vào tấm gương đó. Lịch sử thật sự lặp lại.

Mình định dịch lại bài hát theo từng đoạn văn, nhưng thật sự là ‘ý tại ngôn ngoại’ nên không biết làm sao dịch một bài hát nhiều ý nghĩa bằng những lời văn dông dài. Vậy nên mình nghĩ là mình dịch thành thơ, với kiểu thơ 5 chữ. Với hi vọng nó vẫn sẽ gọn gàng, và giữ được phần nào ý nghĩa của bài hát.

Loại thơ này mình học theo ông Thái Bá Tân.

Manhattan Kaboul
Lời: Renaud
Nhạc: Jean-Pierre Bucolo
Ca sĩ: Renaud – Axelle Red
Dịch thơ: Trí

Anh Porto Rico
Trở thành dân New York
Mê cô-ca, cà-phê
Làm việc trong cao ốc.

Em gái nhỏ Afghan
Ở bên kia trái đất
Không biết Mã Nhật Tân,
Chỉ buồn đau, chiến trận.

Hai thế giới khác biệt
Vô danh, mà giống nhau
Vỡ tan bởi bạo lực
Bất tận thờ chiến tranh.

Một chiếc Bảy Bốn Bảy
Qua khung cửa, nổ tung
Trời xanh, mây đen kéo
Mưa bom xuống làng quê

Vĩnh biệt, giấc mơ Mỹ
Em, thoát kiếp nô lệ
Kẻ Hồi giáo độc tài
Có đọc Coran không?

Cùng cát bụi em về
Vũ trụ ngoài tay với,
Đất nước hằng mến yêu
Cuối cùng là hư ảnh?

Thần thánh và tôn giáo
Xung đột nền văn minh
Vũ khí, cờ, đất nước
Nguỵ biện cho chiến tranh.
Petit portoricain, bien intégré quasiment new-yorkaisDans mon building tout de verre et d’acierJe prends mon jobUn rail de coke, un café
Petite fille afghane
De l’autre côté de la terre
Jamais entendu parler de Manhattan
Mon quotidien c’est la misère et la guerre

[Refrain : Axelle Red & Renaud]Deux étrangersAu bout du monde, si différentsDeux inconnus
Deux anonymes, mais pourtantPulvérisés, sur l’autelDe la violence éternelle

[Couplet 2 : Renaud & Axelle Red]
Un 747, s’est explosé dans mes fenêtres
Mon ciel si bleu est devenu orage
Lorsque les bombes ont rasé mon village

[Refrain : Axelle Red & Renaud]Deux étrangers au bout du mondeSi différentsDeux inconnus, deux anonymes
Mais pourtantPulvérisés, sur l’autelDe la violence éternelle


[Pont : Renaud & Axelle Red]
So long, adieu mon rêve américain
Moi, plus jamais esclave des chiensIls t'imposaient l’Islam des tyransCeux-là n'ont-ils jamais lu le Coran ?

[Couplet 3 : Renaud & Axelle Red]
J’suis redevenu poussièreJe s'rai pas maître de l’universCe pays que j’aimais tellement serait-ilFinalement colosse aux pieds d’argile ?
Les dieux, les religions
Les guerres de civilisation
Les armes, les drapeaux
Les patries, les nations
Font toujours de nous de la chair à canon

[Refrain : Axelle Red & Renaud]Deux étrangers au bout du monde, si différentsDeux inconnus, deux anonymes, mais pourtantPulvérisés, sur l’autel, de la violence éternelle
Chuyên mục
Product

Thuật ngữ ‘ACT SOLID’

ACT SOLID là cụm từ viết tắt do team product Twitter tạo ra, đại diện cho các đội ngũ, bộ phận trong công ty có liên quan đến quá trình phát triển sản phẩm. Trách nhiệm của Product Manager là xây dựng được quy trình nhằm diễn giải và hiện thực hoá được các ý tưởng, đóng góp ý phản hồi từ các bộ phận trên vào sản phẩm.

  • Analytics (Phân tích)
  • Communications (Truyền thông)
  • Trust and Safety: Tin cậy và An toàn, bộ phận đảm bảo sự an toàn cho người dùng, cũng như xây dựng niềm tin giữa người dùng với nền tảng, và giữa người dùng với nhau. Bảo vệ người dùng khỏi những hành vi xâm phạm và đảm bảo một môi trường lành mạnh khi hoạt động trên một nền tảng. Các công ty có bộ phận T&S thường là những công ty vận hành các nền tảng mà người dùng tương tác với nhau như: Airbnb, Twitter, eBay…
  • Support (Hỗ trợ)
  • Operations (Vận hành)
  • Legal (Pháp lý)
  • International (Quốc tế)
  • Design (Thiết kế)

Dùng ACT SOLID để có thể thấy được sự liên hệ chặt chẽ giữa nhiều mặt trong công ty với sản phẩm công nghệ mà họ đang xây dựng.

Act solid, tiếng Việt, còn có nghĩa là “Cùng hành động”, hay ‘hành động đồng nhất’ một hàm nghĩa hay trong product managment.