Có rất nhiều growth framework khác nhau, nhưng đa số đều là các biến thể của “chi phí, đầu tư, và kết quả mong đợi.” Việc nắm vững và vận dụng growth framework thể hiện khả năng làm việc và tư duy của một growth marketer.
Một mô hình tăng trưởng hay thử nghiệm growth căn bản được sắp xếp như sau:
Mục tiêu – Mục đích của thử nghiệm là gì?
Giả thiết – các giả thiết chính để thử nghiệm có thể thành công.
Thiết kế thử nghiệm – các bước bạn tưởng tượng để thử nghiệm thành công?
Chi phí ước tính – tiền, thời gian cho marketing, thời gian làm sản phẩm (rất quan trọng, vì bạn cần xác định có cần sự tham gia của dev hay designer không)
Kết quả mong đợi – các giả thiết về các chỉ số liên quan.
Điểm trực giác – trong thang điểm từ 1 tới 5 (5 là cao nhất), bạn tin thử nghiệm này đạt mấy điểm?
Kết quả – kết quả thực tế của các chỉ số liên quan.
Các nhận định – gạch đầu dòng các nhận định có được. Cụ thể.
Bước tiếp theo – các hoạt động có thể làm tiếp sau khi hoàn thành thử nghiệm.
Mô hình tăng trưởng là một khuôn mẫu để định hình các bước một growth marketer tiến hành các thử nghiệm của mình. Nếu một marketer không có một khuôn mẫu nhất định, bạn cũng không thể mong đợi họ sắp xếp các thử nghiệm một cách chính xác.
Một growth framework sẽ giúp marketer nắm được các bước thực nghiệm growth từ đầu tới cuối.